Máy bay không người lái của Việt Nam gây ấn tượng trên bầu trời nước Đức
Phát ngôn viên của Văn phòng công tố liên bang Bỉ, nơi đặt trụ sở Nghị viện châu Âu, xác nhận một cuộc điều tra về các cáo buộc tham nhũng, làm giả và rửa tiền liên quan đến Nghị viện châu Âu khi một số quan chức đã bị bắt giữ và thẩm vấn. Huawei được cho là nằm trong danh sách những công ty bị tình nghi đã hối lộ các quan chức.Cảnh sát đã tiến hành khám xét nhiều địa điểm tại Bỉ và Bồ Đào Nha, đồng thời niêm phong 2 văn phòng của Nghị viện châu Âu có liên quan đến các quan chức bị cáo buộc. Vị phát ngôn viên này cho biết: "Các tội ác này được cho là do một tổ chức tội phạm thực hiện nhằm thúc đẩy lợi ích thương mại riêng tư trong bối cảnh các vấn đề chính trị".Văn phòng công tố Bỉ cũng cho biết hoạt động tham nhũng bị cáo buộc đã diễn ra thường xuyên và bí mật từ năm 2021 đến nay, dưới chiêu bài vận động hành lang thương mại. Các hình thức tham nhũng bao gồm đền bù cho các vị trí chính trị, tặng quà quá mức như chi phí ăn uống và đi lại, cũng như mời các quan chức tham dự các trận đấu thể thao.Đến thời điểm hiện tại, chưa có nghị sĩ châu Âu nào bị buộc tội, tuy nhiên ít nhất 15 nghị sĩ đương nhiệm và cựu nghị sĩ đang bị điều tra. Người phát ngôn của Nghị viện châu Âu cho biết cơ quan này đã nhận được yêu cầu hợp tác từ chính quyền Bỉ để hỗ trợ điều tra và sẽ nhanh chóng tuân thủ yêu cầu.Trước những cáo buộc, Huawei cho biết họ coi đây là một hành động "nghiêm túc" và sẽ "khẩn trương tham gia điều tra" để làm rõ vấn đề. Người phát ngôn của công ty khẳng định: "Huawei có chính sách không khoan nhượng đối với tham nhũng và cam kết tuân thủ mọi luật pháp và quy định hiện hành".ĐH Mỹ yêu cầu lại bài thi chuẩn hóa có ảnh hưởng cơ hội du học?
Hiện có khoảng 30.000 hộ dân ĐBSCL gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt trong khi mùa hạn mặn năm nay còn tiếp tục kéo dài. Sắp tới vẫn còn 2 đợt xâm nhập mặn vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4.
Nhếch nhác rác trên vỉa hè
Chiều 20.3, đại diện Ban giám hiệu Trường trung - tiểu học Petrus Ký (P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã cho dừng việc khảo sát thu thập thông tin học sinh có phụ huynh là viên chức nhà nước.Trước đó, nhiều phụ huynh học sinh nhận được link "Khảo sát phụ huynh" do giáo viên của trường gửi vào trong nhóm với nội dung: "Kính thưa ba mẹ, nhà trường cần nắm thông tin số lượng phụ huynh là viên chức nhà nước nên rất mong ba mẹ thực hiện giúp cô link khảo sát ạ. Cảm ơn ba mẹ rất nhiều".Theo đó, khi nhấn vào link, phụ huynh học sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi bắt buộc như họ và tên học sinh, học lớp nào và trả lời câu hỏi "có" hoặc "không" vào mục "Có bố mẹ đang là công chức nhà nước".Sau khi nhận được câu hỏi khảo sát của nhà trường, nhiều phụ huynh (kể cả những người không phải là công chức, viên chức) cũng tỏ ra băn khoăn, đồng thời cho rằng việc khảo sát này là nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm tư của những phụ huynh đang là công chức, viên chức nhà nước trong thời điểm đang chuẩn bị sáp nhập các phường, xã và một số cơ quan nhà nước, sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở Bình Dương hiện nay.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, ông Phạm Ngọc Nam, Hiệu trưởng Trường trung - tiểu học Petrus Ký, giải thích do bộ phận tuyển sinh của trường hiểu nhầm ý chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường nên đã tự lập link khảo sát và gửi cho phụ huynh học sinh.Ông Nam cho rằng nhà trường có chỉ đạo bộ phận tuyển sinh thu thập thông tin học sinh có phụ huynh đang làm công chức, viên chức nhà nước trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu sẵn có đang được lưu trữ tại trường để phục vụ công tác, chiến lược tuyển sinh trong các năm học tiếp theo của trường."Tuy nhiên, bộ phận tuyển sinh đã hiểu nhầm chỗ này, thay vì thống kê, thu thập trên hồ sơ, dữ liệu sẵn có thì lại đi lập link để khảo sát, thu thập. Đúng là thời điểm này có phần nhạy cảm nên tôi đã chỉ đạo dừng việc khảo sát lại", ông Phạm Ngọc Nam nói.
Chiều 11.3, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử 8 bị cáo trong vụ cháy chung cư mini khiến 56 người tử vong. Kết thúc phần xét hỏi, tòa chuyển sang phần tranh luận. Đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo.Theo bản luận tội, bị cáo Nghiêm Quang Minh, chủ chung cư mini, bị đề nghị mức án 11 - 12 năm tù về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).Ngoài án tù, ông Minh còn bị đề nghị chi trả bồi thường cho các nạn nhân, theo phương án trước đó đã được hội đồng xét xử dự tính.7 cựu cán bộ Q.Thanh Xuân và P.Khương Đình bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.Trong đó, ông Chu Xuân Sơn (cựu Phó chủ tịch UBND phường, giai đoạn 2015 - 2020) và Nguyễn Đình Quân (cựu tổ trưởng Thanh tra Xây dựng phường, giai đoạn 2014 - 2016) bị đề nghị mỗi người 6 - 7 năm tù.Ông Phạm Tần Anh (cựu Phó chủ tịch UBND phường từ năm 2018) và Nguyễn Tuấn Anh (cựu Phó trưởng Công an phường) bị đề nghị mỗi người 4 - 5 năm tù.Ba người còn lại được đề nghị mức án treo, 30 - 36 tháng, gồm: ông Trần Trọng Khang (cựu Đội trưởng Thanh tra Xây dựng Q.Thanh Xuân, giai đoạn 2013 - 2016); Nguyễn Thị Kim Trang (cựu cán bộ địa chính - xây dựng phường, giai đoạn 2010 - 2018) và Phạm Thanh Tùng (cựu nhân viên hợp đồng phụ trách lĩnh vực môi trường đô thị).Trước đó, trong phần xét hỏi, hội đồng xét xử dự kiến mức bồi thường bị cáo Nghiêm Quang Minh phải chi trả các bị hại là hơn 25 tỉ đồng. Nêu ý kiến, các bị hại mong muốn được xem xét những tổn thương không thể bù đắp, do có những người cùng lúc mất tới 4 người thân, người còn sống mất sức khỏe, sang chấn tâm lý, khó vực dậy cuộc sống sau mất mát.Về phía mình, bị cáo Minh đồng ý, chấp nhận mọi phán quyết. Hiện bị cáo được vợ bồi thường thay 300 triệu đồng.Vẫn theo bản luận tội, ngoài 8 bị cáo bị đưa ra xét xử còn nhiều cá nhân thuộc chính quyền địa phương có trách nhiệm liên quan. Những người này không bị xử lý hình sự song đều đã bị kỷ luật, cách chức, thuyên chuyển.Cùng đó, vụ án còn một phần trách nhiệm đến từ sự không chấp hành quy định về PCCC của chính cư dân. "Đây là bài học không chỉ riêng ai, tập thể đơn vị nào mà bài học của tất cả chúng ta", đại diện viện kiểm sát nêu.Cơ quan công tố cho rằng, để hậu quả xảy ra, lỗi đầu tiên thuộc về bị cáo Nghiêm Quang Minh. Bị cáo nhằm hưởng lợi trong việc xây được nhiều căn hộ, bán được nhiều tiền mà thi công vượt tầng, vượt mật độ, đồng thời chối bỏ trách nhiệm khi không phối hợp cư dân trong hoàn thiện, khắc phục hệ thống PCCC.Ngoài bị cáo Minh là trách nhiệm của 7 cựu cán bộ khi đã buông lỏng, tiếp tay cho chủ chung cư mini xây dựng trái phép. Dù vậy, để xảy ra cháy, lỗi chính thuộc về công tác PCCC không hiệu quả, khi nhiều vi phạm đã được chỉ ra từ năm 2019 nhưng không được khắc phục.Đại diện viện kiểm sát cho rằng, bản án cần kiến nghị các đơn vị tham mưu, phụ trách PCCC đưa ra chế tài nghiêm khắc với cá nhân, tổ chức không chấp hành quy định lĩnh vực này.Cùng đó là kiến nghị chấn chỉnh công tác thanh tra lĩnh vực xây dựng để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, không gây áp lực cho công tác PCCC, giảm tối đa thiệt hại.Theo cáo buộc, bị cáo Nghiêm Quang Minh là chủ sở hữu thửa đất có diện tích 240 m2 trên phố Khương Hạ, được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, gồm 6 tầng, tầng lửng và tum thang, với tổng số 33 phòng.Năm 2015, bị cáo xây dựng và tự ý thay đổi thiết kế công trình thành 9 tầng và 1 tum, nâng tổng số phòng lên 45.Quá trình xây dựng, cơ quan chức năng Q.Thanh Xuân và P.Khương Đình ra quyết định đình chỉ thi công, xử phạt 15 triệu đồng, buộc phá dỡ phần xây dựng sai phép, đồng thời ra quyết định cưỡng chế thi hành xử phạt.Tuy nhiên, vì thiếu trách nhiệm, các bị can là cán bộ có nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đã không giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành quyết định xử phạt, để mặc cho công trình tiếp tục xây dựng mà không hề bị xử lý.Đến tháng 4.2016, bị can Minh bán xong 45 căn hộ bằng hình thức ký thỏa thuận mua bán hoặc thỏa thuận giao quyền quản lý, sử dụng lâu dài cho các cá nhân và hộ gia đình. Sau khi bán, bị can không cư trú tại đây.Tính đến tháng 9.2023, tòa chung cư mini có tổng cộng 147 cư dân sinh sống.Khoảng 23 giờ 20 ngày 12.9.2023, từ một mạch điện bị chập, tầng 1 tòa nhà, nơi để khoảng 80 xe máy, xe điện các loại, xảy ra hỏa hoạn.Ngọn lửa nhanh chóng bao trùm, khiến 56 người chết, 44 người bị thương, thiệt hại về tài sản hơn 3,2 tỉ đồng.
Cáo buộc rất nặng nề
Đến cuối năm 2022, các KCN trong cả nước đã thu hút được hơn 11.200 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 231 tỉ USD, và 10.400 dự án đầu tư của doanh nghiệp trong nước.